Kim cương chắc hẳn là loại đá được biết đến nhiều nhất, và nó cũng là loại đá quý giá trị nhất. Ở Việt Nam kim cương còn được gọi là hạt xoàn hay hột xoàn.
Tên gọi diamond (kim cương) xuất phát từ từ “adamas” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “bất khả chiến bại” hoặc “không thể phá hủy” có lẽ là do độ cứng cao nhất của nó trong các khoáng vật tự nhiên. Kim cương là loại đá quý giành cho những người sinh vào tháng 4 và để kỷ niệm lần thứ 60 hoặc 75 của một sự kiện nào đó, đặc biệt là ngày cưới.
Kim cương tự nhiên là một khoáng vật có thành phần hóa học chỉ gồm một nguyên tố là carbon (C), kết tinh ở hệ lập phương (đẳng hướng). Thành phần hóa học của kim cương thông thường 99,95% là carbon, 0,05% còn lại là một hoặc nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Thành phần | Carbon C |
Hệ tinh thể | Lập phương |
Độ trong suốt | Trong suốt |
Độ cứng Mohs | 10 |
Tỷ trọng | 3,50 – 3,53 |
Màu sắc | Không màu, vàng, nâu, đôi khi lục, lơ, hồng, đen |
Ánh | Kim cương (ánh lửa) |
Đa sắc | Không |
Chiết suất | 2,417 – 2,419 |
Lưỡng chiết, tính trục và dấu quang |
Không |
Phát quang |
Rất khác nhau: Loại không màu và màu vàng: chủ yếu là màu lơ Màu nâu và phớt lục: thường màu lục |
Phổ hấp thụ (nm) | Không màu và màu vàng: 478, 465, 451, 435, 423, 415, 401, 390
Màu nâu và phớt lục: 537, 504, 498 |
Nguồn gốc | Magma (liên quan đến với các ống nổ kimberlite và lamproit), sa khoáng |
Nơi phân bố chính | Australia, Brasil, Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Ấn Độ |